20:58 04/04/2023
“Đề cương về văn hóa Việt Nam” ra đời năm 1943 đã tạo bước ngoặt lớn đối với công cuộc xây dựng nền văn hóa mới. Những giá trị của bản Đề cương là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối, tư tưởng của Đảng, là kim chỉ nam trong công cuộc chấn hưng văn hóa nước nhà. Đối với Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, việc vận dụng tư tưởng cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam như thế nào, phóng viên Báo Thái Nguyên có cuộc phỏng vấn đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.12:09 22/03/2023
Được xem như Cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa, Đề cương về văn hóa Việt Nam không chỉ kiến tạo xây dựng nền văn hóa mới, mà còn thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ theo phương châm phàm những gì phản dân tộc, phản khoa học, phản đại chúng đều phải đấu tranh. Giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam tiếp tục rọi sáng cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ trong tình hình hiện nay.06:10 21/02/2023
Chiều ngày 21/02, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ Đề tài “Nghiên cứu, xây dựng Bộ Ngữ liệu số, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử, văn hóa trên địa bàn Thái Nguyên” (Đề tài).10:13 16/02/2023
Chiều ngày 16/02, tại trụ sở Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì Hội nghị tiếp công dân định kỳ tháng 02/2023 đối với vụ việc của bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, trú tại xóm Vân Hoà, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.20:02 14/02/2023
Bản Đề cương Văn hóa Việt Nam 1943 do Tổng Bí thư Trường Chinh chấp bút là đường hướng chỉ đạo cho một cuộc cách mạng văn hóa theo quan niệm Macxit. Tám mươi năm đồng hành với những giai đoạn khác nhau của cuộc cách mạng giành độc lập, thống nhất Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước, Đề cương văn hóa giống như một Cương lĩnh văn hóa của Đảng, đã chứng tỏ sức sống của nó trong cuộc cách mạng xã hội toàn diện, sâu sắc chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Nó thực sự trở thành sức mạnh tư tưởng soi đường cho quốc dân đi.02:47 04/02/2023
Sáng ngày 04/02, tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức Lễ hội thơ Nguyên tiêu và Hội Báo xuân Thái Nguyên - Quý Mão 2023.03:31 24/08/2022
Sáng ngày 24/8, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Triển lãm “105 năm khởi nghĩa Thái Nguyên”.03:49 18/08/2022
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân Thái Nguyên luôn cần cù sáng tạo trong lao động xây dựng cuộc sống; đoàn kết anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trên mảnh đất này tự hào là quê hương của nhiều danh nhân lịch sử văn hóa như: Lý Nam Đế, Dương Tự Minh, Lưu Trung, Lưu Nhân Chú, Phạm Cuống, Đỗ Cận, Nguyễn Cầu, Phạm Nhĩ, Đàm Sâm… Năm 1884, thực dân Pháp đánh chiếm tỉnh Thái Nguyên, chúng đã vấp phải tinh thần phản kháng mạnh mẽ, liên tục của nhân dân Thái Nguyên kéo dài từ cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỷ XX; tiêu biểu nhất là Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 do Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo.03:53 28/07/2022
Sáng ngày 28/7, Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức Hội nghị Phát động phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí và văn hóa người làm báo Việt Nam” đến các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh.08:30 18/05/2022
Thái Nguyên là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, yêu nước và đấu tranh cách mạng. Do có vị trí địa chiến lược nên ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn Thái Nguyên là một trong những nơi để xây dựng An toàn khu (ATK) Trung ương. Ngày 20/5/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến ATK Định Hoá, Thái Nguyên.